Bảo vệ tim với tỏi tươi

Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, vừa tiết kiệm chi phí lại an toàn, hiệu quả và không có tác dụng phụ. Từ thời cổ đại, chế độ ăn uống được coi là quan trọng như thuốc trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh bao gồm bệnh tim mạch (CVD). Tỏi được cho là có thuộc tính bảo vệ CVD, chống ung thư, chống vi khuẩn, là thành phần trong hầu hết các bài thuốc dân gian. Chiết xuất tỏi có tác dụng giảm cholesterol, làm loãng máu và giảm huyết áp.

Thành phần hóa học chính của tỏi là axit amin alliin, được cô đặc lại dưới dạng hoạt chất allicin. Allicin là chất chống oxy hiệu quả và phản ứng rất nhanh với các gốc tự do, hành động này có thể ngăn ngừa sự hình thành các lipoprotein mật độ thấp oxy hóa độc tố chịu trách nhiệm tích tụ cholesterol trong niêm mạc mạch máu. Các thành phần hóa học của tỏi ức chế sự sản sinh cholesterol trong các tế bào gan và giảm 8-16% LDL, thấp hơn các thuốc giảm cholesterol nhưng có lợi.

Polysulfua hữu cơ trong tỏi có tác dụng bảo vệ tim mạch trong các nghiên cứu trên động vật về phẫu thuật và đau tim. Hydro sulfide (H2S), thành phần hoạt tính trong tỏi có ảnh hưởng đến phản ứng mạch máu và kiểm soát huyết áp. Vì hydrogen sulfide là một loại khí ga ngắn, nó biến mất khi tỏi được sấy khô, chế biến hoặc nấu chín. Adenosine, một hợp chất trong tỏi ức chế sự kết tập tiểu cầu và cải thiện lưu thông máu trong các mạch máu tim, và ngăn ngừa sự đông máu máu trong các động mạch vành và phòng ngừa cơn đau tim. Chiết xuất tỏi cải thiện hoạt động của fibrinolytic và giảm sự kết tập tiểu cầu.

Bài báo đăng trên tạp chí Nutrition năm 2016 cho thấy polysulfide hữu cơ có nguồn gốc từ tỏi có tác dụng bảo vệ cơ tim. Nghiên cứu này cũng khẳng định lợi ích của tỏi trong việc làm giảm sự tích tụ mảng xơ vữa mềm và ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa mới trong động mạch, có thể gây bệnh tim.

Lợi ích sức khỏe của tỏi sẽ lớn hơn khi được ăn sống bằng cách nghiền, nhai hoặc cắt miếng nhỏ.

Tỏi có thể mất giá trị chữa bệnh nếu được rang hoặc nấu chín. Liều thích hợp nên là 3 tới 4 nhánh tỏi mỗi ngày.

BS Thu Vân

(Theo Timesofindia)

Giải độc gan bằng thực phẩm

Gan là cơ quan chuyển hóa quan trọng nhất trong cơ thể với vai trò loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp tiêu hóa các dưỡng chất có lợi,...