Giải độc gan bằng thực phẩm

Gan là cơ quan chuyển hóa quan trọng nhất trong cơ thể với vai trò loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp tiêu hóa các dưỡng chất có lợi, làm sạch máu và loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong máu trước khi máu chảy đi khắp các cơ quan.

Tuy nhiên, ô nhiễm không khí, thực phẩm, nguồn nước…gia tăng khiến cho gan phải hoạt động quá tải. Dưới đây là những thực phẩm tốt nhất giúp làm sạch gan để loại bỏ nguy cơ gan bị tổn thương

Táo

Vỏ táo chứa hàm lượng cao pectin, hỗ trợ hệ tiêu hóa nhờ vậy gan sẽ dễ dàng được làm sạch hơn.

Ngũ cốc nguyên cám

Ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều dưỡng chất làm giảm sự tích tụ độc tố ở gan.

Các loại quả mọng

Các loại quả mọng giàu các dưỡng chất và chất xơ tự nhiên, nhiều chất chống oxy hóa. Chúng cũng chứa các axit hữu cơ rất lý tưởng để làm sạch gan.

Nho

Nho chứa nhiều vitamin C, các chất chống oxy hóa và naringenin. Những chất này đều giúp ngăn ngừa gan tích trữ mỡ và giúp giải độc gan.

Quả óc chó

Quả óc chó chứa axit béo omega-3, chất chống oxy hóa glutathion và axít amin arginin. Tất cả những chất này giúp gan loại bỏ các chất độc như amoniắc ra khỏi cơ thể.

Trà xanh

Trà xanh chứa chất chống oxy hóa catechin. Nó giúp loại bỏ các chất béo khỏi gan để gan làm việc hiệu quả hơn.

Quả bơ

Bơ chứa nguồn chất béo lành mạnh. Nó giúp loại bỏ các chất độc hại trong gan. Ngoài ra bơ giàu các chất chống oxy hóa giúp làm sạch gan.

Các loại rau lá xanh

Rau xanh kích kích sản xuất mật và sử dụng chlorophyll để lọc độc tố và các chất độc hại ra khỏi gan.

Dầu thực vật chưa tinh chế

Các loại dầu thực vật hữu cơ như dầu oliu, dầu hạt lanh không chứa độc tố và giúp gan loại bỏ các chất độc hại. Chúng kích thích sản xuất lipid, hấp thu các chất độc hại và giúp loại bỏ chúng khỏi cơ thể.

Nghệ

Nghệ giúp loại bỏ độc tố và các chất sinh ung thư ra khỏi gan. Nó kích thích sản sinh một số enzym trong gan, giúp loại bỏ các chất độc hại. Bổ sung nghệ vào thức ăn là cách nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả để làm sạch gan.

Củ cải đường và cà rốt

Những loại củ này chứa flavonoid, rất cần để gan hoạt động hiệu quả và có tác dụng làm sạch gan.

Chanh

Nước chanh sẽ làm tăng flavor và kích thích sản sinh mật. Điều này sẽ giúp gan loại bỏ độc tố dễ dàng hơn.

Nước

Nước là một phần thiết yếu của hầu hết các chức năng trong cơ thể. Uống vài cốc nước trong ngày sẽ giúp bạn tái tạo tế bào nhanh hơn và giúp các chất dinh dưỡng được chuyển tới khắp cơ thể.

BS. Cẩm Tú/Univadis

(Theo Boldsky)

Giải pháp ăn uống khi bị dị ứng nổi mề đay

Có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây dị ứng với cơ thể, điều này còn phụ thuộc vào cơ địa khác nhau của mỗi người. Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong điều trị mề đay cũng như ngăn ngừa tái phát. Vì đa số người bệnh nổi mề đay là do dị ứng với thực phẩm, chính vì vậy mà khi mắc bệnh cần chú ý tìm hiểu xem mình nên và không nên ăn gì để tránh tình trạng thêm tồi tệ.

Những thực phẩm dễ gây dị ứng

Lạc

Các ptotein dự trữ có trong củ lạc là thủ phạm có thể gây dị ứng, nguồn dinh dưỡng cho sự tăng trưởng của cây sau này. Vicilin và albumin là hai protein gây dị ứng mạnh nhất và vẫn bền vững ở nhiệt độ cao, 1mg là ngưỡng gây dị ứng lạc được ghi nhận (một hạt lạc có khối lượng trung bình 500-1.000mg). Điều này có nghĩa rằng 1/1.000 hạt lạc cũng có thể làm khởi phát phản ứng dị ứng ở một số bệnh nhân.

Thịt bò, sữa bò

Casein và protein huyết thanh là loại protein trong thịt bò và sữa bò dễ gây phản ứng dị ứng, vì vậy mà không ít người, nhất là trẻ nhỏ sau khi ăn uống nhóm thực phẩm này đã bị dị ứng.

Protein này cũng có ở trong các loại động vật có vú khác, tuy nhiên không nhiều như ở thịt bò và sữa bò nên bạn có thể cân nhắc hạn chế đối với trẻ thường xuyên gặp phải bệnh nổi mề đay mẩn ngứa.

Hải sản là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng.

Hải sản là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng.

Hải sản

Hải sản là nhóm thực phẩm khiến nhiều người gặp phải tình trạng dị ứng mẫn cảm nhất, một số loại thực phẩm như: tôm, các loại cá, cua, ghẹ, mực... Do trong nhóm thực phẩm này có thành phần chủ yếu là các loại protein parvalbumin có thể gây phản ứng với những người nhạy cảm và xuất hiện tình trạng dị ứng nổi mẩn ngứa. Nhiều người nghĩ rằng ở nhiệt độ cao thì nó sẽ không còn gây ra tình trạng dị ứng nữa nhưng hoàn toàn không phải vậy. Ở nhiệt độ cao cũng không thể chuyển hóa parvalbumin nên phản ứng dị ứng vẫn xảy ra. Vì vậy nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này để tránh tình trạng sốc phản vệ.

Khi bị dị ứng hải sản không chỉ biểu hiện nổi mề đay ngứa ra bên ngoài cơ thể mà chúng còn gây dị ứng bên trong đường tiêu hóa, gây phản ứng toàn thân có thể gây sốc phản vệ và vô cùng nguy hiểm.

Rượu, bia, nước có ga

Rượu bia cũng là một trong những thành phần dễ gây mề đay mẩn ngứa, khi mà vitamin nhóm B có trong rượu bia, nước có ga dễ gây kích ứng tới các tế bào thần kinh từ đó dẫn tới mẩn ngứa da, nổi đỏ. Tuy nhiên thì hầu hết người bị ứng bia rượu thường nhẹ, không gây nên tình trạng sốc phản vệ.

Đi tìm giải pháp

Hiện nay không có thuốc nào chữa dị ứng của thực phẩm. Tuyệt đối không ăn các thực phẩm tạo dị ứng là cách duy nhất hiệu quả. Sau đây là phương thức tìm và tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng.

Nếu biết mình bị dị ứng thực phẩm, mỗi khi ăn phải coi kỹ trong thực phẩm có chất nào làm cho mình bị dị ứng không.

Nhớ lại những món ăn mình sử dụng trong thời gian gần nhất để tìm xem nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ đâu để loại bỏ thức ăn này ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Sau khi điều trị khỏi, nếu bạn vẫn chưa rõ dị ứng với loại thức ăn nào, cần ăn thử từng món để xem có dị ứng hay không (ví dụ, một ngày ăn toàn thịt gà (không ăn món nào khác), nếu bị dị ứng thì xác định nguyên nhân do thịt gà gây nên).

Không nên ăn các loại thực phẩm tạo nhiều dị ứng liệt kê dưới đây trong 4 ngày. Đến ngày thứ 5 thì nên ăn lại từng loại một để xem phản ứng. Nếu không có phản ứng, ăn kế tiếp loại khác vào ngày sau:

Trứng các loại thực phẩm có pha trứng.

Đồ uống màu đậm: như trà, cà phê, coca.

Lúa mì.

Cholesterol: các loại có socola.

Sữa: Các sản phẩm làm bằng sữa, như bơ, phômai, kem, sữa chua...

Cà chua: cà chua và các sản phẩm có cà chua.

Trái cây chua: chanh, bưởi, cam, các loại nước làm bằng trái cây chua.

Nếu thấy bị phản ứng phải đi bác sĩ ngay, ngay cả trường hợp thấy mình bị nhẹ hoặc sắp hết. Triệu chứng bị nhẹ có thể khởi đầu cho triệu chứng bị nặng kế tiếp ngay sau đó.

BS. Ngô Mỹ Hà

Vi chất dinh dưỡng

Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vi chất dinh dưỡng gồm nhóm vitamin (A, B, C, D, E...) vànhómcác nguyên tố khoáng (canxi, photpho, sắt, kẽm, iod, selen, đồng...). Những chất này có nhiều trong các thức ănnguồn gốc động vật, thực vật rất phong phú và đa dạng của Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ do chưa hiểu biết đúng về vai trò cũng như là nhu cầu của vi chất dinh dưỡng nên đã cho trẻ uống bổ không đúng, nếu thừa cũng có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong một báo cáo gần đây(năm 2013) của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, trẻ em Việt Nam từ 6 tháng đến 12 tuổithiếu vi chất nghiêm trọng. Có hơn 50% trẻ em thiếu hụt các vi chất như vitamin A, B1, C, D và sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày, điều đó cho thấy bữa ăn truyền thống chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ em trong giai đoạn phát triển rất nhanh. Có 3 bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng quan trọng đang tác động đến sức khỏe cộng đồng là bướu cổ do thiếu iod, thiếu máu dinh dưỡng do thiếusắt và khô mắt do thiếu vitamin A. Ngoài ra, hiện nay một vấn đề cũng cần quan tâm đó là bệnh còi xương do thiếu vitamin D, vì hậu quả của thiếu vi chất này sẽ ảnh hưởng đến tầm vóc của con người.

Vai trò và các biểu hiện của thiếu vi chất dinh dưỡng

Vitamin, chất khoáng có nhiều vai trò sinh học, tham gia các quá trình chuyển hóa trong cơ thê.̉ Chất khoáng là thành phần quan trọng cấu tạo nên cơ thể, canxi, photpho là thành phần chính của xương và răng. Chất khoáng có nhiều tác dụng trong các chức phận sinh lý và chuyển hóa của cơ thể, duy trì áp lực thẩm thấu. Ăn thiếu chất khoáng sẽ sinh ra nhiều bệnh.

 cần cho trẻ tắm nắng đủ giờ và ăn các thực phẩm có nhiều vitamin D để phòng tránh còi xương cho trẻ

Các bậc cha mẹ cần cho trẻ tắm nắng đủ giờ và ăn các thực phẩm có nhiều vitamin D để phòng tránh còi xương cho trẻ.

Thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt: sắt là thành phần của huyết sắc tố, tham gia quá̉ trình vận chuyển oxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào. Thiếu sắt gây thiếu máu. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Khi bị thiếu máu, trẻ thường có biểu hiện da xanh, niêm mạc môi, lưỡi, mắt nhợt nhạt. Trẻ kém hoạt bát, học kém, thiếu tập trung hay buồn ngủ. Khi bị thiếu máu nặng, trẻ hay bị viêm nhiễm đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn. Nhu cầu sắt ở trẻ độ tuổi 6 - 11 tháng: 12,4 mg/ngày, trẻ 1 - 3 tuổi 7,7mg/ngày, 7 - 9 tuổi: 11,9 mg/ngày, 10 - 14 tuổi: 19,5mg/ngày. Sắtđược cung cấp cho cơ thể từ hai nguồn thức ăn: thức ăn động vật (thịt bò,lòng đỏ trứng gà, tim, gan, bầu dục, cá...) và thức ăn thực vật (đậu, đỗ, rau lá xanh, mộc nhĩ, nấm hương...). Để tăng hấp thu sắt, nên ăn hoa quả chín để cung cấp nhiều vitamin C.

Còi xương do thiếu canxi và vitamin D: Trong cơ thể canxi có vị trí đặc biệt, 98% canxi nằm ở xương và răng, vì vậy canxi rất cần thiết đối với trẻ em có bộ xương đang phát triển. Bệnh còi xương ở trẻ em chủ yếu là do thiếu vitamin D. Khi thiếu vitamin D sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, cơ thể sẽ huy động canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương. Biểu hiện sớm của còi xương là trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc, thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to, răng mọc chậm, lồng ngực dô, chậm biết ngồi, biết đi, biến dạng xương (chân vòng kiềng, chữ bát). Các biến dạng của xương làm giảm chiều cao của trẻ. Nhu cầu canxi cho 1 ngày của trẻ6 - 11 tháng: 400mg, 1 - 3 tuổi 500mg, 4 - 6 tuổi 600mg, 7 - 9 tuổi: 700mg, 10 tuổi: 1.000mg. Nhu cầu vitamin D của trẻ em 5mcg/ngày (tương đương 200 đơn vị quốc tế - UI). Các thực phẩm có nhiều canxi: tôm, tép, cua, cá, sữa, phomai, rau dền, rau mồng tơi... Vitamin D có nhiều trong dầu gan cá, cá biển, gan, trứng gà...

Bướu cổ do thiếu iốt: iốt là vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, cần cho tổng hợp hormon tuyến giáp, duy trì thân nhiệt, phát triển xương, quá trình biệt hóa và phát triển của não và hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai. Khi cơ thể bị thiếu iốt, tuyến giáp làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố giáp trạng nên tuyến giáp to lên, gây ra bướu cổ. Trẻ bị thiếu iốt chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng, học kém, thiếu nặng trẻ có thể bị đần độn. Nhu cầu iốt ở trẻ em khoảng 90 - 120mcg/ngày. Các thực phẩm có nhiều iốt là các loại cá biển, rong biển, raucải xoong, tảo...

Suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu kẽm: kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, miễn dịch, giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng, hình thành các tổ chức. Thiếu kẽm làm trẻ chậm lớn, biếng ăn, giảm sức đề kháng hay mắc bệnh nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao. Nhu cầu kẽm của trẻ nhỏ 5 - 6mg/ngày. Thực phẩm có nhiều kẽm gồm: lòng đỏ trứng gà, so, trai, hến, lươn, ốc, củ cải, đậu tương (đậu nành)...

Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt: vitamin A có vai trò quan trọng đặc biệt đối với trẻ nhỏ, giúp trẻ lớn và phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ các biểu mô giác mạc, da, niêm mạc. Khi thiếu, trẻ chậm lớn, còi cọc, hay bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, thiếu nặng sẽ bị khô loét giác mạc, dẫn đến mù lòa. Nhu cầu vitamin A ở trẻ em 400 - 500mcg/ngày. Các thực phẩm có nhiều vitamin A như: thịt, gan, trứng gà, sữa, lươn... Rau xanh, quả có màu vàng, đỏ (gấc, cà rốt, bí đỏ, xoài, đu đủ) có nhiều beta caroten (tiền vitamin A).

Làm gì để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng?

Vi chất dinh dưỡng là những chất rất cần thiết cho sự sống còn của cơ thể, nhưng nhu cầu thì cần một lượng rất nhỏ, có thể tính chỉ bằng mcg đến mg, song khi thiếu lại gây nên nhưng hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, việc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là việc rất cần thiết cho mọi người, nhất là ở trẻ em.

Cần quan tâm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ qua bữa ăn hàng ngày vừa an toàn lại mang lại hiệu quả cao

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, chủ động và an toàn nhất là thông qua nguồn thực phẩm để bổ sung vitamin và các khoáng chất trong từng bữa ăn, các nhà dinh dưỡng đã khuyến cáo bữa ăn cần đa dạng, phối hợp nhiều loại từ 4 nhóm thực phẩm và thường xuyên thay đổi ngay từ khi trẻ nhỏ mới bắt đầu ăn bổ sung (ăn dặm). Khuyến khích các bà mẹ cho con bú ngay sau sinh để trẻ bú được sữa non vì trong sữa non, hàm lượng vitamin A cao, giúp trẻ khỏe, tăng sức đề kháng và chống được bệnh. Trẻ nhỏ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ là nguồn thực phẩm tự nhiên có đủ vi chất dinh dưỡng, đáp ứng được nhu cầu của trẻ.

Ở Việt Nam đã có Chương trình Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng như Chương trình Phòng chống thiếu vitamin A, bằng các hoạt động bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6 - 36 tháng, 1 năm 2 lần; cho bà mẹ sau sinh uống vitamin A liều cao; bổ sung vitamin A cho những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, những trẻ bị tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp dai dẳng. Chương trình Phòng chống rối loạn do thiếu iốt bằng khuyến khích mọi gia đình sử dụng muối iốt và sản phẩm iốt (nước mắm, bột nêm) trong chế biến thức ăn. Chương trình Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng bằng cách cho phụ nữ có thai uống viên sắt - acid folic trong suốt thai kỳ .

Hiện nay, để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, các bà mẹ cũng nên biết và cần lựa chọn các loại thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng như bánh qui bổ sung canxi, sắt, đường bổ sung vitamin A, bột ăn dặm bổ sung vitamin và khoáng chất...

TS.BS. Cao Thị Hậu

Chất lượng thực phẩm kém, cho con ăn dặm sớm khiến trẻ Việt suy dinh dưỡng, thấp còi

Video: Hội thảo khoa học “Dinh dưỡng, Chất lượng thực phẩm với Sức khỏe cộng đồng”

Đó là nội dung đưa ra tại Hội thảo khoa học “Dinh dưỡng, Chất lượng thực phẩm với Sức khỏe cộng đồng” ngày 5/12 tại Hà Nội do Chi hội Dinh dưỡng và Thực phẩm tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu thuộc các Viện, các Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thuộc lĩnh vực Dinh dưỡng và Chất lượng thực phẩm, các chuyên gia về nông nghiệp, Y dược tham dự.

Ths Nguyễn Thị Yên Hà – Trung tâm Dinh dưỡng Thực phẩm viện Dinh dưỡng cho biết: Hiện nay suy dinh dưỡng, nhất là suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi vẫn còn đang là một vấn đề thách thức. Theo số liệu giám sát dinh dưỡng ở nước ta những năm gần đây, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân là 14,5%, thể thấp còi là 24,9%, thể gầy còm là 6,8%...

Các nghiên cứu cho thấy, có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ chậm được cải thiện, trong đó dinh dưỡng không hợp lý và chất lượng thực phẩm kém là nguyên nhân hàng đâu. Đặc biệt, tình trạng thực phẩm chất lượng kém ngày càng nhiều do việc trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm không đúng quy cách. Nhất là việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất độc hại không được phép sử dụng… có ảnh hướng lớn đến sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ.

Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu tham gia

Việc nhiều giống cây trồng mới hiện nay tuy cho năng suất cao nhưng chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng lại thấp, không cân đối, làm giảm chất lượng thực phẩm.

PGS.TS Trần Thị Định, Chủ tịch mạng lưới Khoa học và Công nghệ thực phẩm Việt- Bỉ cho biêt: “Trong các loại thực phẩm hiện nay, rau tươi là có tồn dư hóa chất cao nhất. Tuy nhiên để kiểm soát tình trạng này lại không phải là điều dễ dàng. Trong khi đó hiện nay có tới 80% hộ nông dân ở Việt Nam có quy mô sản xuất nhỏ, không đủ kinh phí để được cấp chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (GAP) với chi phí cao. Không có nhiều sản phẩm được chứng nhận, sự nhập nhèm giữa thực phẩm chất lượng và kém chất lượng khiến người dân khó tìm được nguồn thực phẩm an toàn cho sức khỏe.

Các chuyên gia dinh dưỡng và nhà khoa học trình bày tham luận tại hội thảo

Bên cạnh lý do chất lượng thực phẩm kém, một trong những lý do chính khiến tỷ lệ sinh dưỡng còn cao là trẻ thường bị cai sữa sớm và ăn bổ sung sớm.

Theo GS.TS Đỗ Văn Hàm - Đại hoc Y dược, Đại học Thái Nguyên: Nhiều bé mới 4-5 tháng, mẹ đã cho con ăn dặm vì cho rằng bổ sung tinh bột sẽ mau lớn, dễ lên cân. Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo về độ tuổi ăn dặm của trẻ là tròn 6 tháng sau khi chào đời. Hệ tiêu hóa của trẻ trong những tháng đầu đời còn non kém, ăn dặm quá sớm khiến bé không thể tiêu hóa được thức ăn dẫn đến những tác hại như nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, chậm tăng cân.

Giai đoạn đầu mẹ có thể thấy bé hứng khởi nhưng hệ lụy về sau là càng chán ăn. Điều kiện đủ là mẹ xem xét bé đã có thể ăn dặm là biết ngồi thẳng lưng và giữ được cổ của mình không “gật gù”.

Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe của cộng đồng, các chuyên gia tại hội thảo đều cho rằng người dân cần quan tâm đến chất lượng bữa ăn hàng ngày. Cụ thể là thành phần dinh dưỡng, nguồn gốc thực phẩm và nuôi dưỡng trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm.

Thanh Loan

Rau củ luộc tốt hơn cho sức khỏe?

Rau củ luộc mềm hơn

Các loại rau củ như khoai tây thường cứng và vô vị nếu bạn ăn sống. Tuy nhiên, nếu luộc, chúng sẽ trở nên mềm và ngon hơn.

Ăn rau củ luộc dễ tiêu hóa hơn

Rau củ luộc dễ tiêu hóa vì bạn có thể nhai chúng dễ dàng. Hệ tiêu hóa của cơ thể không thể tiêu hóa được tất cả các loại rau củ sống, trừ khi chúng thích hợp để ăn sống.

Luộc tốt hơn chiên, xào

Chiên, xào cũng khiến rau củ mềm hơn và ngon hơn nhưng có thể phá hủy tinh chất tự nhiên có trong rau củ, trong khi luộc không gây ra điều này. Những người thích ăn rau củ chiên, xào ít khi nhận được nhiều tinh chất tự nhiên từ rau.

Rau củ luộc chứa nhiều khoáng chất

Rau củ có chứa nhiều thành phần khoáng chất, bao gồm canxi, kali, magiê, sắt, iốt, v.v… và cơ thể bạn có thể nhận đủ tất cả các khoáng chất bằng cách ăn rau củ luộc vì chúng không bị mất đi trong quá trình nấu.

Giúp giảm cân

Tình trạng thừa cân và béo phì đang ngày càng phổ biến. Rau củ luộc giúp giảm cân đáng kể, vì vậy bạn nên ăn nhiều loại rau này.

Phòng sỏi thận

Sỏi thận là bệnh rất phổ biến. Rau luộc có một số đặc điểm tự nhiên giúp phòng ngừa hiệu quả sự hình thành sỏi thận. Bạn cũng cần ăn nhiều rau luộc để loại bỏ sỏi thận một cách tự nhiên.

Tăng cường phát triển tóc

Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng tóc rụng, bạn nên ăn nhiều rau củ luộc. Rau củ luộc có các tinh chất tự nhiên tốt cho sự phát triển của tóc.

Điều trị viêm dạ dày

Nếu bạn đang bị viêm dạ dày, bạn có thể bắt đầu thực hiện chế độ ăn uống có kiểm soát với nhiều rau củ luộc. Cách này sẽ giúp giảm viêm.

Bs Thu Vân

(Theo Boldsky)

Ăn trứng vịt lộn như thế nào để tăng cường sinh lực?

Dưới đây là một số lời khuyên của BS CKI Đông Y Bùi Văn Phao – Nguyên Giám đốc BV Đông Y Nam Định về cách ăn trứng vịt lộn sao cho có lợi đối với sức khỏe.

Không nên ăn vào buổi tối

Trong Đông Y, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.

Trong một quả trứng vịt lộn có tới 182 kcal năng lượng, 13,6 gr protein, 12,4 gr lipid, 82 mg canxi, 212 gr photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra, còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt…

Chính vì vậy, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.

Tuy nhiên, trứng vịt lộn khó tiêu do chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao. Lương y khuyến cáo nên tránh ăn vào buổi tối sẽ khiến người ăn bị khó chịu, đầy hơi, có hại cho hệ tiêu hóa. Thời điểm thích hợp nhất để ăn món ăn này là vào buổi sáng song không nên ăn quá thường xuyên và ăn nhiều vào mỗi lần.

Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi.

Nên ăn với liều lượng như thế nào

Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe.

Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ. Ăn trứng lộn thường xuyên còn khiến lượng vitamin A dư thừa làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương làm cho trẻ phát triển không toàn diện”.

Ngoài ra, người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cũng cần hạn chế ăn món ăn này. Riêng người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.

Nếu ăn trứng vịt lộn, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau răm và gừng dễ dẫn tới sảy thai

Tại sao nên ăn kèm với gừng, rau răm?

Trứng vịt lộn thường ăn cùng gừng và rau răm. Đây là cách kết hợp hài hòa đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau răm, gừng vị cay nồng, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Do đó, chúng có tác dụng chống lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.

Ăn quá nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…, tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút (gout). Mặt khác, ăn nhiều rau răm sống sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng tình dục ở nam giới. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rau răm chứa một số tinh dầu và chất ức chế dục tính.

Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi.

Với thai phụ, rau răm, gừng do tính nóng có thể gây sảy thai nếu ăn nhiều. Vì vậy, nếu ăn trứng vịt lộn, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau răm và gừng.

Trường hợp sử dụng món trứng vịt lộn để cải thiện sức khoẻ lâu dài, cần hạn chế ăn các loại gan gia súc, gia cầm… hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI. Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín.

Thanh Loan (lược ghi)

Cách ăn chay đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được thế nào chế độ ăn chay đầy đủ và cân bằng về dinh dưỡng. Trên thực tế, đa số mọi người có chế độ ăn chay đơn điệu và nghèo nàn về dinh dưỡng, dẫn tới thiếu chất hoặc thừa chất, làm cho cơ thể mệt mỏi, uể oải, không làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn tạo ra nguy cơ bệnh tật. Bài viết xin giới thiệu một số vấn đề sai lầm mà người ăn chay thường gặp và làm thế nào để khắc phục.

Các chất dinh dưỡng

Chất đạm:

Khi ăn chay cần biết kết hợp các loại thực phẩm giàu protein trong các bữa ăn. Mỗi loại đồ ăn thực vật bản thân chúng không thể cung cấp đủ axít amin mà cơ thể đòi hỏi. Vì vậy, cần phải kết hợp chúng với nhau để đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ lượng axít amin cần thiết. Bánh mì với đậu lăng, sanwich với bơ và hạt dẻ, cơm nếp với đỗ, cháo đậu xanh đều là những món ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể.

Việc thay thế ăn thịt bằng các loại thịt chay có vẻ là cách tốt để chuyển sang chế độ ăn chay. Tuy nhiên, hiện nay đa số thịt chay được chế biến từ đậu nành biến đổi gen, một số phụ gia thực phẩm khác và muối. Thực phẩm biến đổi gen là một chủ đề nóng, với các chuyên gia tranh luận về sự an toàn của họ. Đậu nành biến đổi gen đặc biệt có liên quan đến tổn thương của thận, gan, tinh hoàn, tinh trùng, máu và DNA.

Nhiều người lo lắng cho chế độ ăn chay thiếu đạm nên sử dụng phô mai như nhiều để cung cấp protein. Hãy nhớ rằng, 1 ounce phô mai có chứa khoảng 100 calo, 7g chất béo. Không nên ăn quá nhiều phô mai.

Hầu hết những người khỏe mạnh cần khoảng 0,8g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Thực ra nhu cầu về đạm cho cơ thể không nhiều, không nên quá lo lắng về việc ăn chay thiếu đạm. Chỉ cần ăn bổ sung các loại đậu sẽ không lo thiếu đạm.

Tinh bột:

Nên ăn nhiều những thực phẩm giàu tinh bột như: bánh mì, cơm, khoai tây, các loại ngũ cốc và các loại đậu, rau củ, đậu nành là những thực phẩm cung cấp carbohydrate. Nên ăn nhiều loại rau và trái cây mỗi ngày. Hãy chọn đa dạng nhiều rau trái với nhiều màu sắc. Chúng là nguồn cung cấp các vitamin A, C, E, selenium và lycopene.

Mì Ý trắng, bánh mì Pháp, khoai tây chiên và bánh quy thường được người ăn chay sử dụng. Nhưng đây không phải là những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chúng được đóng gói với lượng calo và đường, cung cấp ít chất xơ hoặc lợi ích dinh dưỡng thực. Khi sử dụng các loại tinh bột tinh chế này, cơ thể nhanh chóng tiêu hóa, làm tăng đột ngột lượng đường và insulin trong máu. Nếu cảm thấy mình liên tục bị đói, ăn uống và sau đó đói nữa, thì sử dụng các loại tinh bột như trên có thể là một phần của lý do, và hậu quả là dễ làm tăng cân.

Chất béo:

Nên sử dụng những thực phẩm có chất béo bão hoà đơn khi chế biến đồ ăn như: dầu hạt cải, dầu lạc, dầu olive hoặc bơ. Những thực phẩm này có thể phòng bệnh tim mạch. Không nên sử dụng quá nhiều dầu thực vật khi nấu ăn vì chúng có thể làm tăng cân.

Vitamin và khoáng chất khác

Vitamin:

Nguy cơ bị thiếu hụt vitamin B12 ở những người ăn chay là rất cao, vì những vitamin này chủ yếu chỉ có trong các thực phẩm từ động vật. Vitamin B12 cũng có ở một số chế phẩm từ thực vật như: men bia, một số loại rau giàu protein, sữa đậu nành, đậu hũ, bột ngũ cốc. Trong một số trường hợp, nên bổ sung vitamin B12 dưới dạng tế bào.

an chay

Canxi:

Những người ăn chay có thể bị thiếu canxi do không ăn những thực phẩm làm từ sữa bò. Nguồn cung cấp canxi khác ngoài sữa bò là sữa đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành, các loại rau có lá xanh, bánh mì, cam và quả mơ.

Sắt:

Những người ăn chay cũng có nguy cơ bị thiếu sắt, vì nguồn cung cấp sắt là những loại động vật có thịt màu đỏ. Có thể bổ sung sắt từ đậu nành, bột ngũ cốc, rau xanh, các loại hạt. Nếu dùng kết hợp những thực phẩm này với các đồ uống giàu vitamin C thì sẽ làm tăng lượng chất sắt hấp thụ được.

Kẽm:

Hàm lượng kẽm trong cơ thể những người ăn chay rất thấp. Vì vậy, hãy bổ sung kẽm từ ngũ cốc các loại rau như: đậu, đỗ và các loại hạt như: vừng, lạc.

Khẩu phần ăn chay lý tưởng

Ngũ cốc: 50% rau và trái cây: 33% các loại thực phẩm khác: 17% ăn chay giảm cân.

Có một thực tế là chúng ta hoàn toàn có thể khỏe mạnh mà không cần phải ăn thịt. Nhưng một chế độ ăn kiêng thịt chưa chắc đã mang lại cho chúng ta một thân hình mảnh mai và cơ thể khỏe mạnh. Để có thể thành công trong việc giảm cân, cần phải tuân thủ những điều sau.

- Không ăn vặt. Các thức ăn vặt như bánh ngọt, khoai tây chiên có thể khiến tăng cân vì chúng thường có hàm lượng chất béo cao.

- Không sử dụng quá nhiều chất béo khi chiên, xào đồ ăn.

- Hãy có nhiều món ăn cho mỗi bữa, bởi vì không có loại thực phẩm thực vật nào giàu protein và dưỡng chất như thịt. Nếu không ăn thịt, hãy kết hợp các loại rau củ khác nhau trong một bữa ăn để cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Các chất dinh dưỡng có trong thịt mà ít có trong các loại thực phẩm khác bao gồm: sắt, canxi, vitamin D, vitamin B12, kẽm và protein.

- Bổ sung vitamin và các khoáng chất. Một chế độ ăn chay khỏe mạnh phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất mà cơ thể đòi hỏi. Nếu vì một lý do nào đấy mà chế độ ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoặc cảm thấy mệt mỏi, có thể hỏi ý kiến tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để dùng thêm một số vitamin hỗn hợp. Nhưng tuyệt đối không dùng chúng thay thế cho các bữa ăn.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

(Đơn vị điều trị ban ngày cơ sở 3 - BV. Đại học Y Dược)

Giải độc gan bằng thực phẩm

Gan là cơ quan chuyển hóa quan trọng nhất trong cơ thể với vai trò loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp tiêu hóa các dưỡng chất có lợi,...